Sơn Việt Coffee - Son Viet Coffee - Cung Cấp Cà Phê Giá Sỉ

Cà phê robusta - Cung Cấp Cà Phê Giá Sỉ

Cà phê robusta - Cung Cấp Cà Phê Giá Sỉ

Cà phê robusta - hạt cà phê của người Việt

Cà phê hạt nguyên chất Robusta hay còn gọi là cà phê Vối, là loại cà phê được dùng làm nguyên liệu chủ yếu cho cà phê pha ở Việt Nam. Gần 90% diện tích cà phê ở Việt Nam được trồng là cà phê Robusta, đặc biệt là vùng Tây nguyên, Buôn Ma Thuột và Việt Nam là nước xuất khẩu Robusta lớn nhất thế giới.

Cây cà phê Robusta có dạng cây gỗ hoặc cây bụi, chiều cao của cây trưởng thành có thể lên tới 10 m. Quả cà phê có hình tròn, hạt nhỏ hơn hạt cà phê Chè (Arabica). Hàm lượng caffein trong hạt cà phê nguyên chất Robusta khoảng 2-4%, trong khi ở cà phê Chè chỉ khoảng 1-2%.

Cà phê hạt nguyên chất Robusta ưa sống ở vùng nhiệt đới, độ cao thích hợp để trồng cây là dưới 1000 m. Nhiệt độ ưa thích của cây khoảng 24-29°C, lượng mưa khoảng trên 1000 mm. Cây cà phê Robusta cần nhiều ánh sáng mặt trời hơn so với cây cà phê Arabica.

cà phê hạt nguyên chất

Cà phê Robusta được trồng ở những độ cao thấp hơn, dễ trồng hơn, cho sản lượng cao hơn và có sức đề kháng mạnh hơn cà phê Arabica. Cà phê nguyên chất Robusta có mùi vị hơi gắt của gỗ. Cà phê Robusta thường được dùng cho những loại cà phê có giá tương đối và tỉ lệ cafeine đòi hỏi cao.

Vị của cà phê Robusta nằm trong khoảng từ trung tính cho đến rất gắt. Vị của chúng thường được diễn tả là giống như bột yến mạch. Khi ngửi cà phê Robusta chưa rang sẽ thấy mùi giống như đậu phộng tươi. Mùi cà phê rang xay của Robusta rang chín sẽ thoang thoảng mùi cao su bị đốt cháy.

Về điều kiện trồng trọt thì Robusta thuộc loại khỏe và cứng cáp, chúng có thể trồng được ở những độ cao thấp, có sức đề kháng cao đối với dịch bệnh. Do những đặc tính trên mà cà phê hạt nguyên chất Robusta có sản lượng cao hơn và giá thành rẻ hơn.

Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cà phê nguyên chất là hạt giống, độ cao, vị trí trồng, chất lượng đất, điều kiện khí hậu, phân bón, sự chăm sóc, cách thu hoạch và phương pháp chế biến. Tất cả những yếu tố trên đều có những tác động rất quan trọng đến chất lượng cà phê. Sở thích về cà phê rất khác nhau tùy theo bạn thuộc loại nào. Bạn có thể thích dùng toàn cà phê Arabica hoặc là Robusta, hoặc là theo một tỉ lệ pha trộn nào đó.

cà phê nguyên chất

Robusta tại Việt Nam được tiêu thụ như thế nào?

Có thể nói robusta rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Rất nhiều người uống cà phê dọc theo chiều dài đất nước yêu cà phê nguyên chất robusta. Có thể là do robusta có giá thành thấp hơn arabica hoặc nguồn cung robusta dồi dào hơn. Nhưng nguyên nhân chính chắc chắn xuất phát từ thói quen ẩm thực của người Việt. Robusta được ưa chuộng tại đây đơn giản vì nó đáp ứng được các sở thích của người uống. Ẩm thực Việt Nam nổi bật với vị đậm đà do thói quen dùng nước mắm và các loại mắm. Cà phê robusta có vị đắng, đậm, ít chua với hàm lượng caffeine cao giúp tỉnh táo đã nhanh chóng được yêu thích bởi nhiều người. Về cách rang cũng có những khác biệt, robusta phải được rang đậm (dark roast) hoặc cực đậm (super dark roast) và trong đa số trường hợp được tẩm thêm bơ để tạo ra vị đậm đà của cà phê pha.

Robusta và cà phê sữa đá.

Không giống phương Tây, người Việt Nam uống cà phê chậm. Cà phê nguyên chất sẽ được pha bằng phin và người uống sẵn lòng ngồi chờ đợi, có thể một mình hoặc nói chuyện với bạn bè. Sau năm tới mười phút chờ đợi, cà phê pha sẽ được pha với sữa đặc và dùng lạnh với nước đá vì Việt Nam là một xứ nhiệt đới, thời tiết oi bức nóng ẩm. Một cốc cà phê sữa đá tiêu chuẩn thường là cà phê được làm từ cà phê hạt nguyên chất robusta rang đậm với bơ, sau khi pha bằng phin sẽ hòa tan đều trong sữa đặc, để nguội và thêm đá. Do vậy, tại Việt Nam uống cà phê trong đa số trường hợp là thưởng thức, trải nghiệm và suy ngẫm chứ không đơn thuần là một loại đồ uống giải khát, uống nhanh để khỏa lấp sự thiếu hụt caffeine. Uống cà phê tại Việt Nam đơn thuần là một dạng thực hành văn hóa, uống để tạo ra kỷ niệm, hồi tưởng kỷ niệm và lưu lại kỷ niệm trong các quán cà phê có sự bài trí rất đa dạng.